Phân loại Marketplace và Ưu nhược điểm của Marketplace – Ở bài viết trước chung ta thấy được lợi thế của Marketplace ! Còn ở bài viết này chúng ta sẽ đi phân loại và phân tích ưu nhước điểm của hình thức kinh doanh này!
1. Phân loại Marketplace và Ưu nhược điểm của Marketplace – Phân loại Marketplace.
1.1. Theo mô hình kinh doanh.
Dựa theo mô hình kinh doanh cá nhân hay doanh nghiệp mà Marketplace chia ra thành 2 mô hình chính là C2C và B2C
Mô hình C2C Marketplace.
Mô hình C2C(Consumer to Consumer) là mô hình kết nối tất cả cá nhân(người tiêu dùng) và bên cung cấp (sản phẩm) trên sàn giao dịch. Với mô hình này thì bất kể ai đều có thể trở thành nhà bán hàng. Với hình thức này người bán mất ít chi phí quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, với mô hình này hiện nay chưa có nhiều kênh hỗ trợ như website, cửa hàng……
Mô hình B2C Marketplace.
Mô hình B2C (Business to customer) là mô hình Marketplace kết nối các doanh nghiệp, hoặc nhà phân phối chính hãng với người tiêu dùng. Đặc điểm nhận biết giữa B2C và C2C là thông qua danh mục Mall (LazadaMall, SenMall,ShopeeMall….) .
Doanh nghiệp muốn bán hàng trên Mall phải cung cấp đầy dủ các chứng từ được pháp luật công nhận. Thế nên để trở thành C2C sẽ dễ dàng hơn B2C rất nhiều. Tuy vậy nhưng sản phẩm của B2C bán ra sẽ có được tin tưởng của khách hàng nhiều hơn.
2. Phân loại Marketplace và Ưu nhược điểm của Marketplace – Ưu Nhược điểm Marketplace.
*Ưu điểm:
- Tiếp cận được một lượng lớn khách hàng: lượng truy cập hằng ngày của các sàn giao dịch điện tự đang tăng mạnh từng ngày do thói quen và nhu cầu mua sắm ngày càng tăng nên đây là cơ hội để tiếp cận với một lượng lớn khách hàng trên Marketplace.
- Tiết kiệm chi phí:
– Tiết kiếm chi phí quảng cáo: bán hàng trên Marketplace bạn không cần tốn quá nhiều chi phí để quảng cáo, thiết kế trang web và tên miền…..
– Chi phí quản lý: khi bán hàng trên Marketplace bạn có thể cắt giảm nhân viên bán hàng, quản lý kho… vì hoạt động đã được sàn giao dịch ghi lại lịch sử.
– Chi phí mặt băng: nếu bạn là một cá nhân không thuê được mặt bằng vì chi phí quá cao thì chỉ cần một khoản nhỏ là bạn có 1 chỗ trên sàn giao dịch rồi.
- Khi mua hàng trên các Marketplace có tên tuổi như Lazada, Tiki, Shopee,… khách hàng sẽ yên tâm hơn thông qua các chính sách mà Marketplace cam kết.
*Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm mà Marketplace đưa lại thì cũng có các nhược điểm kiến chung ta phải cân nhắc trước khi bán hàng trên đây.
- Tùy vào từng hình thức kinh doanh hay sản phẩm, khi bán hàng trên đây bạn phải trả một mức hoa hồng theo quy định của sàn giao dịch bạn tham gia. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của bạn, nên cần cân nhắc xem lợi nhuận và phí hoa hồng phải trả có hợp lý không trước khi đăng ký bán hàng trên Marketplace.
- Đối thủ cạnh tranh lớn: Vì có quá nhiều nhà cung cấp cùng một mặt hàng, thế nên đối mặt với rất nhiều đổi thủ cạnh tranh là điểu hiển nhiên phải xảy đến. Khi mua hàng ở trên các sàn giao dịch khách hàng dễ dàng so sánh giá và dịch vụ hậu mãi khi mua hàng. Vậy nên, bạn có thể bị mất khách hàng của mình trong vòng 1 giây.
- Không kiểm soát được data khách hàng: Mọi data có liên quan đến khách hàng đều được các sàn giao dịch lưu trự trên server của họ nên bạn phải chấp nhận rằng bạn không thể sử dụng dữ liệu để triển khai các trường chình quảng cáo hay chiến lược kinh doanh của mình.